Thứ sáu, ngày 26/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1551614
Đang Online: 163
Trang chủ > Truyền thông

Thông tin: Về việc sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

27/09/2016 08:48 AM
(CCATVSTPQN)- Ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường biển trong tháng 4 năm 2016, được sự chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan và các địa phương triển khai việc lấy mẫu các loại hải sản, kiểm nghiệm và cung cấp kết quả cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam để xác định nguyên nhân gây cá chết.

Ngày 22/8/2016, sau khi Bộ Tài nguyên  và Môi trường công bố hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, Bộ Y tế đã tập hợp các chuyên gia đầu ngành về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, độc học, sức khỏe của Bộ Y tế và các chuyên gia quốc tế để tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn của hải sản 4 tỉnh miền Trung.

Đây là nghiên cứu được triển khai trên quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày, ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung. Các mẫu được kiểm nghiệm các chỉ tiêu Xyanua, Phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Dinh Dưỡng – đây là hai phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của quốc tế về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Song song với việc lấy mẫu tại 4 tỉnh, Bộ Y tế cũng tiến hành lấy 300 mẫu hải sản tại 3 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Khánh Hòa và Bà Rịa Vũng tàu là các tỉnh không chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để làm nhóm chứng, so sánh với hải sản miền Trung.

Suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới từ Tổng hành dinh tại Geneva – Thụy Sỹ, từ Văn phòng khu vực Tây Thái Bình dương tại Manila – Phillipines và các chuyên gia về an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm của Nhật bản, Canada. Các mẫu được gửi đi kiểm chứng tại các Phòng kiểm nghiệm của trường Đại học Osaka – Nhật bảnvà Trung tâm các Giải pháp của Singapore. Kết quả kiểm chứng tại các phòng kiểm nghiệm nước ngoài cho thấy sự đồng nhất về kết quả kiểm nghiệm hải sảnvới 2 Viện của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu như sau:

1. Tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có Xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.

2. Các chỉ số: thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt trong hải sản ở 7 tỉnh trên (4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh đối chứng) đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

3. Các kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại các đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn.        

4. Đối với Phenol:

a) Tất cả các mẫu hải sản tầng nổi (cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi) tại 4 tỉnh miền Trung đều không phát hiện mẫu nào có Phenol.

b) Phát hiện 132/1.040 mẫu hải sản của 4 tỉnh miền Trung có Phenol, bao gồm: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá - đây là các loài hải sản sống ở tầng đáy.

c) Phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện Phenol đều nằm trong vùng từ 5-25 km (tương đương với khoảng từ 2,7 – 13,5 hải lý) với tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh và Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng cô – Thừa thiên Huế.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, Bộ Y tế kết luận:

1. Tất cả hải sản như:cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

2. Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đávà các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị:

1. Không sử dụng các loại hải sản: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đávà các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý (các loại hải sản tầng đáy theo danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2. Ủy ban nhân dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện theo Công văn số 122/BYT-ATTP ngày 26/8/2016 của Bộ Y tế: Chỉ đạo Sở Nông nghiệp, Sở Công thương (đơn vị được giao quản lý kho hàng đông lạnh) phân loại hải sản theo từng lô, Sở Y tế chỉ đạo lấy mẫu theo từng lô và trả kết quả cho đơn vị quản lý được Ủy ban nhân dân giao nhiệm vụ. Chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi đã được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô không an toàn phải buộc tiêu hủy và đền bù theo quy định.

Đồng thời tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân về các loại hải sản chưa đảm bảo an toàn và chỉ đạo các Sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc khai thác, sử dụng hải sản an toàn theo đúng hướng dẫn của các Bộ.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục  phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chương trình giám sát định kỳ đối với các hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện Phenol ở trên và các hải sản khác ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để tiến hành giám sát, xét nghiệm.

Theo vfa.gov.vn



Các tin liên quan:
  Thông điệp Tháng hành động vì ATTP năm 2024
  (Infographic) Những điều cần biết khi chế biến thực phẩm để phòng tránh mắc bệnh cúm gia cầm!
  THÔNG ĐIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024
  Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới
  Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên năm 2023
  Kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
  Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
  Hội diễn nghệ thuật quần chúng ngành Y tế Quảng Ninh năm 2023
  Khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm Tháng hành động năm 2021
  "Chữa bệnh bao người y đức niềm tin..."
  Bộ Y tế truyền đi thông điệp "Bạn vẫn đẹp khi đeo khẩu trang"
  Xây dựng Đảng về đạo đức gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  Nhiều hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nêu cao y đức người thầy thuốc
  VV bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn gia đình phòng chống dịch Covid-19
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin