Thứ sáu, ngày 26/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1551689
Đang Online: 238
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Nghị định 115/2018/NĐ-CP: Quy định cụ thể để dễ xử phạt

15/10/2018 03:59 PM
(CCATVSTPQN) - Nghị định 115/2018/NĐ-CP có mức xử phạt mạnh mẽ hơn với các vi phạm về ATTP, đồng thời quy định rõ ràng các hành vi để dễ xử phạt, kể cả trong kinh doanh thức ăn đường phố. Để hiểu rõ hơn về Nghị định này ông Trần Văn Châu - Trưởng phòng Công tác thanh tra (Cục ATTP, Bộ Y tế).

Thưa ông, so với các quy định khác trước đây, Nghị định 115 có gì đáng chú ý?

- Nghị định 115 thay thế  Nghị định 178 ban hành từ năm 2013. Điều đặc biệt, Nghị định 115 loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo mà chỉ quy định hình thức phạt tiền. Mức xử phạt này cao hơn nhiều so với hành vi tương tương trong Nghị định 178, có hành vi tăng mức xử phạt gấp 2-3 lần, nhưng cũng có hành vi bị xử phạt tăng đến 10 lần (cụ thể như bơm tạp chất vào tôm với mức xử phạt tăng từ 300.000 đồng lên đến 3 triệu đồng).

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Nghị định quy định có 7 hành vi xử phạt theo giá trị hàng hóa vi phạm, không bị giới hạn bởi mức phạt tiền tối đa nêu trên, trong đó có 5 hành vi xử phạt từ 5 - 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, 2 hành vi xử phạt từ 1-2 lần giá trị hàng hóa vi phạm. Đồng thời, 1 cơ sở vi phạm nhiều hành vi sẽ bị xử phạt cùng lúc các hành vi vi phạm. Do đó, một cơ sở vi phạm ATTP thì có thể bị phạt tới nhiều tỷ đồng chứ không chỉ dừng lại mức tối đa 200 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm...

Riêng đối với vi phạm trong kinh doanh thức ăn đường phố, nhiều người cho rằng phạt tới 500.000 - 1 triệu đồng là quá nặng đối với gánh hàng rong, khó xử phạt. Ông nhận định thế nào về ý kiến này?

- Thức ăn đường phố là lĩnh vực kinh doanh phổ biến, nhiều người dân sử dụng, không thể xóa bỏ. Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTP trong thức ăn đường phố còn rất nhiều vấn đề, do đó việc quy định xử phạt nghiêm khắc và tăng cường kiểm tra ATTP đối với hoạt động này là vô cùng cần thiết. Cùng là hoạt động kinh doanh ăn uống nhưng mức xử phạt với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn cao hơn nhiều (cao nhất tới 10 triệu đồng/vi phạm). Mức phạt 500.000-1 triệu đồng đối với kinh doanh thức ăn đường phố theo tôi là vừa phải, để đủ mức răn đe. Do đó, không muốn bị xử phạt thì người bán hàng rong, cơ sở thức ăn đường phố cần khẩn trương bổ sung những điều kiện mình thiếu, vừa tránh bị phạt vừa bảo vệ người tiêu dùng, tạo uy tín cho cửa hàng.

Không đeo găng tay khi bốc thức ăn, quầy hàng không có che chắn, nước rửa bẩn... là các hành vi rất phổ biến của các hàng ăn vỉa hè, nhưng phạt xong lại tái diễn. Theo ông, làm thế nào để có thể không “bắt cóc bỏ đĩa”?

- Có những hành vi chúng tôi sẽ xử phạt ngay như thức ăn không được che đậy; nước rửa cáu bẩn, rửa đi rửa lại nhiều lần, bốc thức ăn... Cũng có hành vi chưa xử phạt được ngay nhưng không có nghĩa là bỏ ngỏ để người bán hàng vi phạm. Theo tôi, trước mắt là phải tuyên truyền cho người bán biết được các vi phạm sẽ bị xử phạt để dần dần họ khắc phục, thay đổi hành vi. Không có luật nào, nghị định nào vừa ra đời là có thể “răm rắp” thực hiện ngay được mà cần thời gian, cần sự giám sát nghiêm khắc của cơ quan chức năng.

Qua quá trình kiểm tra, tuyên truyền, tôi ghi nhận sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn đường phố. Ví dụ như trước đây đại đa số là người bán không dùng găng tay, quầy hàng không được che chắn... thì nay khá nhiều người bán dùng găng tay, hoặc dùng kẹp gắp thức ăn, có che chắn cho thực phẩm... Còn người mua khi nhận thức được các hành vi không ATTP, không đảm bảo sức khỏe và tẩy chay mua hàng thì sẽ buộc người bán phải thay đổi theo.

ST

 



Các tin liên quan:
  Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
  Ban hành bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và đáp án trả lời 2024
  8 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ
  Lý do không nên vắt chanh vào bún, phở đang nóng
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin