Thứ sáu, ngày 26/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1551465
Đang Online: 15
Trang chủ > Tin tức - sự kiện

Sẻ chia kinh nghiệm quản lý VSATTP

23/04/2018 09:17 AM
(CCATVSTPQN) - Ở mỗi quốc gia, việc quản lý, ngăn chặn hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đều được thực hiện dưới nhiều cách làm khác nhau. Học hỏi, chọn lọc những kinh nghiệm hay từ các quốc gia trên thế giới sẽ giúp công tác quản lý VSATTP tại Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong những năm tới.

Nhiều kinh nghiệm hay

Được tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên đề VSATTP của tỉnh dưới sự hướng dẫn của giảng viên là ông Fredric W. Swierczeck, Giám đốc Viện Công nghệ châu Á, chúng tôi mới biết thêm nhiều cách thức, kinh nghiệm quản lý VSATTP quý báu ở một số quốc gia trên thế giới. Ví dụ như tại Mỹ, đất nước này kiểm soát rất chặt chẽ nguồn thực phẩm nhập khẩu. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm, với những quy định chặt chẽ. Ngoài quy định của FDA, tại nước này còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục Nghề cá Mỹ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông, thủy sản.

Học viên lớp bồi dưỡng chuyên ngành VSATTP của tỉnh tham quan khu vực bếp nhà hàng Đại Long, Bãi Cháy, TP Hạ Long

Học viên lớp bồi dưỡng chuyên ngành VSATTP của tỉnh đi thực tế tại khu vực bếp của nhà hàng Đại Long, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.

 

Hay như tại Thái Lan, Cục Tiêu chuẩn thực phẩm và hàng hóa nông nghiệp quốc gia (ACFS) là cơ quan của Chính phủ Thái Lan cũng có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của thực phẩm, để người tiêu dùng trong nước và quốc tế tin tưởng, được hưởng lợi. Theo đó, ACFS có chức năng chính là thiết lập tiêu chuẩn hệ thống nông nghiệp, hàng hóa, thực phẩm, an toàn thực phẩm; kiểm soát tiêu chuẩn thực phẩm; đẩy mạnh việc tuân thủ tiêu chuẩn cho trang trại và cơ sở ăn uống. Đất nước Thái Lan đã đề ra chiến lược “từ nông trại đến bàn ăn”, thực hiện theo dõi các quy trình đảm bảo ATTP. Trong đó, chương trình nuôi tôm chất lượng là một minh họa dễ thấy nhất tại đây trong việc kiểm soát thực phẩm theo chiến lược “từ nông trại đến bàn ăn”. Chương trình nuôi tôm phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, như: Quy tắc ứng xử COC, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP.

Còn ở Singapore, từ năm 1985, đất nước này đã ban hành Luật Kinh doanh thực phẩm, quy định rõ thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng. Theo đó, Cơ quan Quản lý VSATTP và Thú y Singapore (AVA) là đơn vị đảm trách về ATTP của Singapore cũng đưa ra một loạt các tiêu chuẩn gắt gao đối với các mặt hàng ngoại nhập. Các mặt hàng nhập khẩu phải có chứng chỉ về mặt chất lượng do AVA cấp. Bên cạnh đó, AVA còn có những chính sách khen thưởng các công ty đạt chuẩn về chất lượng, khuyến khích các công ty đưa công nghệ sản xuất thực phẩm sạch tiên tiến. Đồng thời, Singapore không chỉ khắt khe với những thực phẩm ngoại nhập mà còn xử phạt rất nặng với những thực phẩm nội địa không bảo đảm VSATTP.

Thực tiễn tại Quảng Ninh

Theo số liệu của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17.293 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 1.234 cơ sở sản xuất nuôi trồng nông, lâm, thủy sản; 825 cơ sở sản xuất, chế biến; 9.516 cơ sở kinh doanh; 4.502 cơ sở dịch vụ ăn uống; 1.216 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Công tác bảo đảm VSATTP luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

Số người bị ngộ độc thực phẩm của Quảng Ninh từ năm 2011-2017

Số người bị ngộ độc thực phẩm của Quảng Ninh từ năm 2011-2017.

 

Cùng với đó, hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP được thực hiện ở cả 3 ngành (Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 3 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã). Cơ chế hoạt động của các đơn vị quản lý chuyên ngành về ATTP 3 lĩnh vực được UBND tỉnh phân công, phân cấp theo quy định của Luật ATTP. Theo đó, hoạt động quản lý ATTP tại Quảng Ninh cũng khá tích cực với nhiều nội dung, như: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi, xử lý đối với thực phẩm không an toàn; quản lý ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức thanh, kiểm tra, phối hợp liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP; công khai danh sách cơ sở bị xử phạt vi phạm về ATTP…

Theo ông Nguyễn Minh Chung, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, mặc dù đã được tỉnh quan tâm, tuy nhiên công tác VSATTP của Quảng Ninh vẫn còn nhiều tồn tại. Trong giai đoạn 2011-2017, toàn tỉnh xảy ra 45 vụ ngộ độc thực phẩm với 335 người mắc. Các vụ ngộ độc thực phẩm hầu hết tại cơ sở bếp ăn của gia đình, nhóm người lao động tự do, tự nấu ăn. Theo đó, một bộ phận người dân thường xuyên mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, giá rẻ, không bảo đảm ATTP. Sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền một số địa phương và sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác ATTP chưa được thường xuyên, liên tục. Đặc biệt là việc thiếu nguồn lực (biên chế, phương tiện, kinh phí) để thực hiện công tác quản lý ATTP, không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP ở cấp cơ sở, trong khi hầu hết các hoạt động về ATTP lại diễn ra chủ yếu ở cơ sở...

Ông Fredric W. Swierczeck, Giám đốc Viện Công nghệ châu Á, người có hơn 25 năm làm việc tại châu Á và Việt Nam cho rằng, để khắc phục những tồn tại về ATTP, tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp, cách thức quản lý hệ thống ATTP tiên tiến ở một số nước trên thế giới trong một vài năm tới. Tuy nhiên, áp dụng như thế nào thì cần phải nghiên cứu, chọn lọc, học hỏi, trên cơ sở phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế ở địa phương. Bên cạnh đó, thì cần thêm các yếu tố đồng bộ, như: Cơ chế, chính sách, kinh phí, sự thay đổi về tư duy của con người…

Lan Anh (baoquangninh.com.vn)

 



Các tin liên quan:
  Quảng Ninh phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
  Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh
  Quảng Ninh: HĐND Tỉnh giám sát An toàn thực phẩm từ năm 2021 đến nay
  Giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế từ năm 2021 đến nay
  Giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Móng Cái, Hải Hà
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với huyện Bình Liêu, Ba Chẽ
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với TX Đông Triều, TX Quảng Yên
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với TP Cẩm Phả, Hạ Long
  Lễ công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam, dự án ODA "Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị An toàn thực phẩm tại Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ
  Quảng Ninh: Giám sát bảo đảm ATTP tại địa phương có tổ chức Lễ hội Xuân năm 2024
  Đoàn liên ngành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024
  Quảng Ninh: Bảo đảm An toàn thực phẩm phục vụ Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập TP Hạ Long
  Hội nghị tập huấn, hướng dẫn bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực y tế và phòng chống ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể năm 2023
  Quảng Ninh: Bảo đảm công tác y tế tại “Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2023”
  Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhăm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin