Thứ ba, ngày 19/3/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1508815
Đang Online: 227
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị dị ứng thực phẩm nhưng lại không hay biết

11/01/2018 02:51 PM
(CCATVSTPQN) - Nếu để ý những dấu hiệu này, bạn có thể dễ dàng phát hiện bản thân đang phải đối mặt với dị ứng thực phẩm.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Allergy and Clinical Immunology, một nửa dân số Mỹ gặp phải hiện tượng dị ứng thực phẩm ở độ tuổi trưởng thành. Ruchi Gupta, chuyên gia y khoa kiêm người đứng đầu nghiên cứu cho biết, sau 10 năm phân tích dữ liệu, ông ước tính có khoảng 4% dân số bị dị ứng thực phẩm. Tuy vậy, phần lớn những người gặp phải tình trạng này không biết nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Allergy and Clinical Immunology, một nửa dân số Mỹ gặp phải hiện tượng dị ứng thực phẩm ở độ tuổi trưởng thành.

 

Theo Viện nghiên cứu Cleveland, dị ứng là phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch, xảy ra khi cơ thể nhầm tưởng thực phẩm là chất có hại cho sức khỏe và tìm cách tiêu diệt. Theo ước tính, có khoảng 160 loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Số liệu thống kê cũng cho thấy, người trưởng thành thường dị ứng với đồ hải sản, tôm cua, trái cây, rau củ và các sản phẩm làm từ bơ sữa.

Dị ứng thực phẩm là hiện tượng phổ biến nhưng khó có thể nhận biết. Chúng ảnh hưởng tới da, hệ hô hấp, đường tiêu hóa, thậm chí là tim mạch, tùy thuộc vào cơ địa và khả năng giải phóng kháng thể, histamine.

Nếu các triệu chứng dưới đây thường xuyên xuất hiện sau các bữa ăn, rất có thể bạn đang phải đối mặt với chúng dị ứng thực phẩm:


Mẩn đỏ da

Cảm giác ngứa ngáy đi kèm với mẩn đỏ có thể là biểu hiện của dị ứng thực phẩm. Joel Schlessinger, bác sĩ da liễu kiêm cố vấn y khoa tại trung tâm RealSelf cho biết, hiện tượng này có thể xảy ra ở tay, bàn chân và đầu khớp. Do đó, nếu nhận thấy bất kì nốt đỏ ngứa nào ở trên da hoặc xung quanh miệng sau bữa ăn, hãy chú ý theo dõi để nhận biết liệu bạn có đang phải đối mặt với tình trạng khó chịu này hay không.

Cảm giác ngứa ngáy đi kèm với mẩn đỏ có thể là biểu hiện của dị ứng thực phẩm.

 


Mạch đập chậm

Trong một vài trường hợp, triệu chứng của dị ứng thực phẩm không được biểu hiện ra bên ngoài. Theo James Baker, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Food Allergy Research and Education (FARE), những thay đổi về huyết áp có thể liên quan đến hiện tượng này.

Nếu không đo mạch vào trước mỗi bữa ăn, bạn khó lòng nhận biết được hiện tượng này. Những dấu hiệu đặc trưng như chóng mặt hoặc buồn nôn sẽ giúp bạn nhận biết tụt huyết áp dễ dàng hơn. Giống như những trường hợp dị ứng khác, triệu chứng này sẽ nhanh chóng chuyển biến nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Trong một vài trường hợp, triệu chứng của dị ứng thực phẩm không được biểu hiện ra bên ngoài.

 


Ngứa rát miệng

Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ngứa rát miệng và tạo ra những cơn ho khan. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bạn tiêu thụ rau củ hay trái cây chứa protein bị cơ thể nhầm tưởng là phấn hoa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), bạn còn có thể gặp phải tình trạng tê cứng cơ miệng nhưng chúng sẽ biến mất sau vài phút bạn nuốt thực phẩm gây dị ứng.

Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ngứa rát miệng và tạo ra những cơn ho khan.

 


Tức ngực

Nếu cảm thấy tức ngực khi nuốt thức ăn, bạn có thể đang phải đối mặt với chứng viêm thực quản. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, các tác nhân gây dị ứng có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, khiến bộ phận này sản sinh nhiều tế bào bạch cầu ở thực quản. Từ đó, chúng gây viêm nhiễm, tức ngực và khiến bạn gặp khó khăn khi nuốt thực phẩm.

Nếu cảm thấy tức ngực khi nuốt thức ăn, bạn có thể đang phải đối mặt với chứng viêm thực quản.

 


Vấn đề về đường ruột

Nếu món ăn làm bạn buồn nôn, đau bụng, phải chạy ngay vào phòng vệ sinh thì đừng nghĩ ngay tới ngộ độc thực phẩm hay hiện tượng không dung nạp lactose. Đây có thể là dấu hiệu bạn đang bị dị ứng.

Khá khó để phân biệt di ứng thực phẩm với hiện tượng ngộ độc hoặc không dung nạp lactose do chúng đều gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Rusha Modi, ThS, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột và trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở California cho biết, khác với dị ứng, hội chứng bất dung nạp lactose không liên quan đến hệ miễn dịch và gây nên ít hậu quả nghiêm trọng.

Nếu món ăn làm bạn buồn nôn, đau bụng, phải chạy ngay vào phòng vệ sinh thì đừng nghĩ ngay tới ngộ độc thực phẩm hay hiện tượng không dung nạp lactose.

 


Phải làm gì khi bị dị ứng thực phẩm?

Bạn hãy quan sát các triệu chứng và lên danh sách những thực phẩm gây dị ứng. Ngoài ra, cần thường xuyên mang theo thuốc bên mình để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Nếu dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, hãy cân nhắc mang theo một liều Adrenaline để đề phòng.

Ngay cả khi các triệu chứng không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cũng cần gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Theo baoquangninh.com.vn



Các tin liên quan:
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
  Ăn măng cụt xanh cần loại bỏ 2 bộ phận có thể gây độc
  Lời khuyên khi mua hàng trực tuyến đối với thực phẩm có nguy cơ cao
  Nhận biết và phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
  Cách phân biệt con sam và con so để tránh ngộ độc
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 41/GP-STTTT ngày 30/7/2020
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin