Thứ sáu, ngày 26/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1551690
Đang Online: 239
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Người tiêu dùng không nên mua rau quá mướt, quá mập và non

07/03/2017 09:00 AM
CCATVSTPQN - Khi đi vào cơ thể con người, nitrat có thể gây bệnh ung thư dạ dày, ruột và gan, gây sẩy thai, thậm chí ngộ độc cấp tính, gây tử vong do suy hô hấp.

Tồn dư nitrat do bón nhiều phân đạm

Nitrat tồn tại trong rau xanh là do người dân trồng rau thường bón quá nhiều đạm. Với rau ngót, mỗi một sào người trồng bón khoảng 3 - 5kg đạm; rau mồng tơi 2,5 - 3kg đạm/sào/lần; rau cải dao động từ 7 - 9kg đạm/sào/vụ. Theo Viện Nghiên cứu rau quả, trong mỗi vụ, nhu cầu bón đạm vô cơ của rau ngót là 0,5kg/sào, rau cải là 0,5 - 1kg/sào, mồng tơi là 0,5 - 0,7kg/sào. Như vậy, lượng phân đạm mà nhiều người dân bón cho rau đã thừa gấp từ 5 - 10 lần so với tiêu chuẩn.

Người tiêu dùng không nên chọn rau quá mướt, quá mập và non. (Ảnh minh họa)

Thạc sĩ Bùi Thị Khuyên, Viện Nghiên cứu rau quả cho hay: “Nếu bón quá nhiều đạm cho rau sẽ dẫn đến hiện tượng thừa nitrat. Cây không kịp chuyển hóa dẫn tới tồn dư nitrat và lượng nitrat thừa đó sẽ tích tụ trong các cơ quan, bộ phận khác nhau của cây trồng”.

Các loại cây trồng đều có nguy cơ bị tích lũy nitrat, nhưng nhiều nhất là ở các loại cây rau ăn lá, ăn củ. Nitrat thường tồn dư trong các bộ phận như lá, củ và quả. Mỗi loại rau củ khác nhau thì lượng tích lũy nitrat cũng khác nhau. Lượng tích lũy nitrat ở rau ăn lá như: xà lách, cải xanh, rau muống, mồng tơi... đến 5.000mg/kg rau tươi. Nhóm tích lũy nitrat ở mức trung bình là ở rau ăn củ, rau ăn thân, cà rốt, su hào, hành tây tích lũy nitrat từ 400 - 3.000mg/kg rau tươi. Nhóm tích lũy nitrat thấp là rau ăn quả như dưa chuột, cà chua, bí xanh, bí ngô tích lũy nitrat từ 20 - 400mg/kg tươi.

Bí quyết phân biệt rau bẩn - rau sạch các bà nội trợ nên biết

Có thể nhận biết dễ dàng khi luộc, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt nhưng khi nguội lại có màu xanh đen và kết tủa màu đen.

Cách nào bỏ lượng nitrat tồn dư?

“Khi methemoglobin đi vào cơ thể sẽ làm cho con người mất hoàn toàn lượng oxy, khiến cơ thể tím tái, các tổ chức trong cơ thể ngày càng bị suy kiệt, nặng nhất là dẫn tới hôn mê và tử vong”, TS.BS Phạm Thị Thúy Hòa, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng ứng dụng cho biết.

Điều đáng lo ngại là không có cách nào loại bỏ nitrat, dù có rửa sạch rau, ngâm muối, sục ô-zôn... Theo các nhà khoa học, cách duy nhất để loại bỏ nitrat tồn dư trong nông sản là người trồng rau sử dụng phân đạm có hàm lượng nitrat thấp, bón đúng nhu cầu của cây trồng, hoặc sử dụng các dạng phân đạm khác như sunfat và chia nhỏ lượng đạm bón ra thành nhiều lần.

Ngoài ra, sản xuất theo phương pháp hữu cơ được coi là cách tốt nhất để hạn chế  nitrat trong rau. Ông Đỗ Văn Bồng, Tuyên truyền viên Dự án phát triển nông nghiệp châu Á cho hay: “Nếu sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ chỉ dùng phân ủ mà không dùng thuốc, lượng nitrat tồn dư trong cây là không có”.

Về phía người tiêu dùng, các nhà khoa học khuyến cáo không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, quá mập mạp. Với các loại rau củ, không nên chọn trái có da căng bóng, bắt mắt, có kích thước bất thường, hoặc có vết nứt dọc theo thân. Đây thường là những loại rau củ chứa hàm lượng nitrat cao./.

Theo vov.vn



Các tin liên quan:
  Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
  Ban hành bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và đáp án trả lời 2024
  8 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ
  Lý do không nên vắt chanh vào bún, phở đang nóng
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin