Thứ bẩy, ngày 20/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1544200
Đang Online: 1409
Trang chủ > Tin tức - sự kiện

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán năm 2021

27/01/2021 02:22 PM
Theo thống kê toàn tỉnh hiện có 51.013cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó lĩnh vực thuộc ngành Y tế quản lý là 10.757 cơ sở, ngành Công thương quản lý 5.689 cơ sở, ngành Nông nghiệp quản lý 34.567 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Phần lớn cơ sở thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, cá thể hộ gia đình, thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp đa dạng, phong phú các loại thực phẩm trong và ngoài tỉnh, thực phẩm nhập khẩu nên việc kiểm soát ATTP luôn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2020 Công tác ATTP luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; có sự phối hợp tích cực trong quản lý ATTP giữa các cơ quan quản lý với các sở, ngành, địa phương cùng với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP được đổi mới theo nhiều hướng tiếp cận, được lồng ghép các nội dung phòng chống dịch Covid-19, đồng thời công khai danh sách các cơ sở bị xử phạt vi phạm về ATTP trên phương tiện thông tin đại chúng giúp cho nhận thức về ATTP của tất cả các đối tượng trong xã hội được nâng cao; Công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra xử lý xử phạt của các cơ quan quản lý được tăng cường, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng: Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Hải quan nên kiểm soát cơ bản gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm, hải sản nhập lậu, thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đoàn công tác kiểm tra ATTP tại bếp ăn tập thể

Ông Vũ Quang Thiện – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian dài trên cả nước và toàn thế giới, có thời gian phải cách ly toàn xã hội nên ảnh hưởng nhiều đến công tác triển khai kế hoạch bảo đảm ATTP đã xây dựng. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống gặp nhiều khó khăn, hoạt động cầm chừng, có thời điểm phải tạm dừng hoạt động. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với quyết tâm cao của Tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm đời sống nhân dân. Công tác bảo đảm ATTP đã được các ngành chức năng của Tỉnh và các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện, không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tập thể lớn trên 30 người mắc, không có người tử vong do NĐTP, không xảy ra dịch bệnh truyền qua thực phẩm đối với 1,3 triệu người dân của Tỉnh và trên 8 triệu lượt khách du lịch, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Quảng Ninh.

Tết nguyên đán đang đến gần, các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đang diễn ra rất sôi động. Để bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tham mưu, trình Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021, trong đó tập trung các hoạt động: Thông tin, tuyên truyền về bảo đảm ATTP; Thanh tra, kiểm tra; Giám sát, xử lý, kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Đồng thời, Chi cục tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021. Chi cục cũng đã thành lập các đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP và phòng chống dịch Covid-19 tại các bếp ăn bệnh viện và các cơ sở cách ly tập trung phục vụ người nhập cảnh.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật an toàn thực phẩm và hướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng, chống Covid-19. Theo đó:

Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ, khô ráo, cống rãnh kín, dễ thoát nước. Không để côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Rác thải, nước thải phải được xử lý đúng quy định.

 Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khoẻ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm. Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến. Phải mang khẩu trang, bảo hộ đúng cách; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn.         

Chỉ sử dụng nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh phải tuân theo quy trình một chiều. Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín phải riêng biệt. Tuân thủ quy định trong vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Cần có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến, kinh doanh và vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ.

Đối với người tiêu dùng thực phẩm, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm đã bị hư hỏng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng; các động vật, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (so biển, cá nóc, con cóc, nấm độc, ốc lạ…). Đối với các sản phẩm bao gói sẵn được sử dụng nhiều trong dịp Tết như: bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát…phải có tem nhãn rõ ràng, có cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm, đặc biệt khi mua các sản phẩm thực phẩm được kinh doanh, quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận của cơ quan chức năng đối với các sản phẩm hàng hóa, quy trình vận chuyển, bảo quản tới người tiêu dùng. Không mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

Trong quá trình chế biến thực phẩm thực hiện theo 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn, bao gồm: (1) Chọn thực phẩm an toàn. (2) Nấu kỹ thức ăn. (3) Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. (4) Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín. (5) Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn. (6) Không để lẫn thực phẩm sống và chín. (7) Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ. (8) Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. (9) Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác. (10) Sử dụng nguồn nước sạch.

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng, chống Covid-19

Đặc biệt, vào mùa Lễ hội Xuân 2021, nhu cầu sử dụng các dịch vụ kinh doanh ăn uống tăng cao, ông Vũ Quang Thiện –  Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo:

“Khi sử dụng các dịch vụ ăn uống tại các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cần lưu ý: Nên chọn các cơ sở đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; chọn các cơ sở có thương hiệu, uy tín; có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ khang trang, sạch sẽ và người chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống có trang bị trang phục chuyên dùng (mũ, khẩu trang, tạp dề, găng tay); nên lựa chọn các thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm tươi sống.

 Để bảo đảm an toàn thực phẩm, ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.”

Người dân khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm vệ sinh ATTP cần thông báo ngay với cơ quan có thẩm quyền theo số điện thoại đường dây nóng  về ATTP: 0981.815815, để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Theo suckhoequangninh.vn

https://suckhoequangninh.vn/dam-bao-an-toan-thuc-pham-dip-tet-nguyen-dan-nam-2021/



Các tin liên quan:
  Quảng Ninh phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
  Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh
  Quảng Ninh: HĐND Tỉnh giám sát An toàn thực phẩm từ năm 2021 đến nay
  Giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế từ năm 2021 đến nay
  Giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Móng Cái, Hải Hà
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với huyện Bình Liêu, Ba Chẽ
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với TX Đông Triều, TX Quảng Yên
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với TP Cẩm Phả, Hạ Long
  Lễ công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam, dự án ODA "Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị An toàn thực phẩm tại Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ
  Quảng Ninh: Giám sát bảo đảm ATTP tại địa phương có tổ chức Lễ hội Xuân năm 2024
  Đoàn liên ngành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024
  Quảng Ninh: Bảo đảm An toàn thực phẩm phục vụ Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập TP Hạ Long
  Hội nghị tập huấn, hướng dẫn bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực y tế và phòng chống ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể năm 2023
  Quảng Ninh: Bảo đảm công tác y tế tại “Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2023”
  Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhăm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin