Thứ tư, ngày 24/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1548993
Đang Online: 66
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Cách phân biệt con sam và con so để tránh ngộ độc

03/04/2023 08:01 AM
Con sam và con so là hai loài thủy sản có họ hàng và ngoại hình cũng như màu sắc tương đối giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn.

Tác hại khi ăn nhầm con so

Sam và so biển khá giống nhau bởi chúng đều là loài giáp xác, sinh sống ở các vùng ven biển và có màu sắc khá tương đồng. Tuy nhiên so biển lại chứa chất độc và gây nên nhiều ca ngộ độc cũng như tử vong đối với những người ăn nhầm phải chúng.

Tai hại khi ăn nhầm con so

So biển chứa chất Tetrodotoxins cực kì nguy hiểm. Chất này chủ yếu tập trung ở buồng trứng của chúng, vì vậy vào mùa sinh sản, chất độc càng lan rộng và trở nên nguy hại hơn.

Tetrodotoxins là chất độc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Người trúng phải Tetrodotoxins vì ăn thịt so sẽ bị nôn, khó thở, đau bụng và môi bắt đầu tê cứng. Nếu để lâu, chất độc thấm dần sẽ gây ức chế thần kinh, suy hô hấp, không kịp thời cứu chữa có thể tử vong.

Cách phân biệt con sam và con so

Để phân biệt con sam và con so, chúng ta có thể dựa vào một vài đặc điểm như sau:

Môi trường sống

Sam thường sống ở các dải cát có thủy triều cao trong khi so thích sống ở các lạch nước ngọt.

Kích thước

Sam thường có kích thước lớn hơn con so, con trường thành dài khoảng 17 - 34cm và nặng khoảng 3,8kg, sam đực nhỏ hơn và chỉ nặng bằng nửa sam cái. Sam có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, dưới bụng có tám chân càng nhỏ.

So nhỏ hơn sam, thường dài từ 20 - 25cm và nặng dưới 1kg, toàn thân màu xanh nâu đậm.

Đuôi

Cách phân biệt đuôi con sam và đuôi con so

 

Điểm khác nhau nổi bật nhất giữa sam và so đó là đuôi.

Đuôi con sam khi cắt ngang có tiết diện hình tam giác, 3 cạnh chụm lại kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có gai nhọn như lưỡi cưa.

Ngược lại đuôi so có tiết diện tròn hoặc bầu dục khi cắt ngang và không hề có gai nhọn.

Di chuyển

 

Con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, sam đực bám lên lưng con cái

Con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, sam đực bám lên lưng con cái. So thường đi đơn lẻ, tuy nhiên vào mùa giao phối so đực và cái có thể đi cùng nhau, nên chú ý kĩ điều này.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh

 



Các tin liên quan:
  Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
  Ban hành bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và đáp án trả lời 2024
  8 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ
  Lý do không nên vắt chanh vào bún, phở đang nóng
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin