Thứ ba, ngày 19/3/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1508834
Đang Online: 246
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm

17/02/2021 03:57 PM
Ngày Tết, nhu cầu mua sắm, sử dụng thực phẩm tăng cao. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp.

Siêu thị Go! Hạ Long chuẩn bị đầy đủ các loại bánh, kẹo, mứt... phục vụ người dân.

Những ngày này gia đình chị Đào Vân Anh (khu 3, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) bắt đầu mua sắm các loại thực phẩm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Để phòng, chống dịch Covid-19, chị hạn chế đi chợ, siêu thị nhiều lần, một lần đi lựa chọn mua nhiều thực phẩm. Riêng rau, củ, quả chỉ mua dùng trong khoảng 2-3 ngày để đảm bảo tươi ngon.

Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao trong dịp này có thể khiến các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP trà trộn. Do đó, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, tiêu thụ thực phẩm để phòng chống ngộ độc.

Đoàn liên ngành của TP Hạ Long kiểm tra công tác đảm bảo ATTP bánh, kẹo tại Chợ Hạ Long I. Ảnh: Nguyễn Dung

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu nhằm đảm bảo nguồn cung, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết. Một số siêu thị còn kích hoạt các phương án ứng phó với dịch Covid-19, đảm bảo trong mọi tình huống người dân vẫn có đủ thực phẩm để đón Tết.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người dân không nên tích trữ đồ ăn quá dài ngày. Bởi việc bảo quản cũng như thời tiết không đảm bảo là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến nhiều thực phẩm rất dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng.

Theo ông Nguyễn Minh Chung, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế), một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc, như các loại hải sản khô để lâu ngày bị nấm mốc, các loại cá và hải sản không tươi sống; thịt, cá chưa chín kỹ; bánh, mứt, nước ngọt và thực phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc sản xuất, thực phẩm có màu (hóa chất) và mùi lạ, không rõ hạn dùng; ăn các loại rau sống không được rửa sạch; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn, các thức uống tự pha chế không đảm bảo vệ sinh...

Biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt..., xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn.

Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể xử trí ở nhà bằng cách cố gắng nôn hết thức ăn đã ăn, uống nước muối pha loãng; trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, quan trọng nhất là phải chọn mua được thực phẩm an toàn. Hãy tìm mua ở những thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

Người dùng cũng cần lưu ý các thức ăn cần được nấu chín để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, cần rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Theo baoquangninh.com.vn

http://baoquangninh.com.vn/doi-song/202102/chu-dong-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-2520094/



Các tin liên quan:
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
  Ăn măng cụt xanh cần loại bỏ 2 bộ phận có thể gây độc
  Lời khuyên khi mua hàng trực tuyến đối với thực phẩm có nguy cơ cao
  Nhận biết và phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
  Cách phân biệt con sam và con so để tránh ngộ độc
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 41/GP-STTTT ngày 30/7/2020
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin