Thứ ba, ngày 19/3/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1508746
Đang Online: 158
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Những người tuyệt đối không nên ăn rau ngót

15/12/2020 09:58 AM
Rau ngót chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể thế nhưng không phải ai cũng nên bổ sung dinh dưỡng từ rau ngót.

Rau ngót chứa hàm lượng vitamin A,C cao hơn hẳn so với chanh, cam, bưởi... Chính vì vậy, chúng góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất collagen, điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và vận chuyển chất béo. Vitamin A, C cũng rất tốt cho não bộ, mắt và làn da.

Không chỉ vậy, trong rau ngót còn chứa canxi, magie, sắt, phốt pho, kali... và nhiều nguyên tố vi lượng tốt khác.

Ảnh: Internet

Theo đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và bổ huyết... Chúng còn chứa nhiều đạm thực vật nên được khuyến khích dùng để thay thế cho đạm động vật. Rau ngót có thể dùng để luộc, nấu canh với thịt, xương, tôm, hến... đều rất hợp và làm tăng giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm này. Nhưng bởi tính mát nên nếu là người thể hàn, khi nấu nên bỏ thêm vài lát gừng để trung hòa, tránh lạnh bụng, làm ảnh hưởng tới tiêu hóa.

Dù mang nhiều dưỡng chất và tác dụng tốt cho sức khỏe như vậy nhưng rau ngót lại được khuyến cáo không nên dùng cho những người sau:

Phụ nữ đang mang thai

Bởi tính hàn, rau ngót được xem là đại kỵ cho phụ nữ đang mang thai vì có thể làm sẩy thai. Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử các bệnh liên quan tới sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm lại càng nên tránh xa loại rau này. Nước rau ngót sống còn độc hơn rau ngót nấu chín rất nhiều lần.

Trong rau ngót có một hàm lượng chất papaverin (được tìm thấy trong cây thuốc phiện), là chất có tác dụng làm giảm đau, hạ huyết áp do giãn cơ trơn của mạch máu. Khi sử dụng nhiều rau ngót, papaverin có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sẩy thai.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Tuy nhiên, với phụ nữ mới sinh con, rau ngót lại là thực phẩm hàng đầu được khuyến khích sử dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh còn chứa một lượng lớn "máu bẩn" trong tử cung, ăn rau ngót sẽ giúp đào thải lượng máu bẩn này và cung cấp chất xơ, canxi, sắt cần thiết cho cơ thể mẹ mau chóng phục hồi. Ngoài ra còn giúp ngừa táo bón, thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và giảm cân giúp mẹ mới sinh vừa có sữa cho con bú vừa nhanh về dáng sau sinh.

Người kén ăn, mất ngủ và cao tuổi

Dù tốt cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu lại chỉ ra rằng rau ngót có các tác dụng phụ không mong muốn là gây ra khó thở, kém ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, thể chất yếu. Những tác dụng phụ này có thể được giảm thiểu trong quá trình nấu ăn, vì thế với những người có tiền sử mất ngủ, kén ăn và người cao tuổi nên tuyệt đối tránh uống nước rau ngót sống và chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót nấu chín.

Người còi xương, thiếu canxi

Dù chứa nhiều canxi nhưng chất glucocorticoid có trong rau ngót lại là hoạt chất làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Do đó, những người bị còi xương, thiếu canxi (vốn càng nhạy cảm với chất này) thì không nên ăn nhiều rau ngót.

Theo baoquangninh.com.vn

http://baoquangninh.com.vn/doi-song/202012/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-rau-ngot-2512952/



Các tin liên quan:
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
  Ăn măng cụt xanh cần loại bỏ 2 bộ phận có thể gây độc
  Lời khuyên khi mua hàng trực tuyến đối với thực phẩm có nguy cơ cao
  Nhận biết và phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
  Cách phân biệt con sam và con so để tránh ngộ độc
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 41/GP-STTTT ngày 30/7/2020
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin