Thứ ba, ngày 16/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1540201
Đang Online: 437
Trang chủ > Kiến thức ATTP

5 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão lụt

09/11/2020 03:45 PM
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau bão lụt, thiên tai như: bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (Rotavirus, Enterovirus...), viêm gan A, E.

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, do đó dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau bão lụt, thiên tai như: Vibrio cholerae bệnh tả, Salmonella gây thương hàn, Shigella gây lỵ trực trùng, Bacillus anthracis gây bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (Rotavirus, Enterovirus...), viêm gan A, E...

Ảnh hưởng của bão lụt đến thực phẩm:

Nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế.

Lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn.

Sau thiên tai, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa bệnh tật.

Bảo đảm vệ sinh sau mùa bão lụt

Tổng vệ sinh các công trình nhà ở và công cộng (nhà bếp, giếng nước...).

Đủ nước sạch cho ăn uống, đặc biệt chú ý việc đảm bảo đun sôi nước trước khi uống.

Xử lý, khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng, nhất là nước trong ăn uống.

Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.

Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm

Nên bổ sung thức ăn tươi, giàu vitamin.

Thực hiện triệt để việc ăn chín, uống chín.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo: Mọi người có thể tự bảo vệ mình và gia đình bằng cách tuân thủ 5 nguyên tắc về an toàn thực phẩm.

Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt

Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh.

Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.

Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

- Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ôn nhiễm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ

- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản.

- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.

- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.

Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

- Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: từ 5-60 độ C.

- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.

- Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ > 60 độ C trước khi ăn.

Nguyên tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn

- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.

- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.

- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.

- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có hướng dẫn những biện pháp cần thiết đẩy mạnh triển khai để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Theo đó, các cơ quan quản lý ATTP tại địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn chọn lựa, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn.

Đồng thời, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Theo baoquangninh.com.vn

http://baoquangninh.com.vn/doi-song/202011/5-nguyen-tac-bao-dam-an-toan-thuc-pham-mua-bao-lut-2507682/



Các tin liên quan:
  8 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ
  Lý do không nên vắt chanh vào bún, phở đang nóng
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
  Ăn măng cụt xanh cần loại bỏ 2 bộ phận có thể gây độc
  Lời khuyên khi mua hàng trực tuyến đối với thực phẩm có nguy cơ cao
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin