Thứ năm, ngày 28/3/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1517985
Đang Online: 120
Trang chủ > Thông tin cảnh báo

Cảnh giác cao với ngộ độc thực phẩm

20/01/2020 11:42 AM

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do người bệnh ăn phải thức ăn bị nhiễm độc.

Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có trong thức ăn là những tác nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Vậy phải xử lý như thế nào khi gặp hiện tượng này?

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc

Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm thường tăng cao trong dịp cuối năm, nhất là thời điểm mùa cưới và sau đó là Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm được dịp trà trộn vào hàng có chất lượng. Do đó, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, tiêu thụ thực phẩm để phòng chống ngộ độc.

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 10 tháng của năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 58 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.668 người bị ngộ độc (trong đó có 9 trường hợp tử vong). Đặc biệt, trong dịp Tết, các thực phẩm có sức tiêu thụ tăng gấp 10 lần ngày bình thường như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát... có thể làm giả, làm nhái rất nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Dấu hiệu nhận biết người có khả năng bị ngộ độc thực phẩm

Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào. Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là do nhiễm trùng và do nhiễm độc.

Do nhiễm trùng: Rất nhiều vi trùng, virus và ký sinh trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Trong đó, virus là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là vi khuẩn. Đối với nguyên nhân này, còn có thể chia ra làm 2 thể: Thể thứ nhất là do chính bản thân vi sinh vật gây bệnh. Thể này thường phải có thời gian ủ bệnh thích hợp. Thể thứ hai là do độc tố của vi sinh vật đã được tạo sẵn trong thức ăn. Thể này sẽ gây bệnh ngay.

Do nhiễm độc: Chất độc có thể đến từ một số hóa chất, trong quá trình nuôi trồng thực phẩm (thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh), trong quá trình chế biến (hóa chất tạo màu, hóa chất làm mềm, làm tươi), trong quá trình lưu trữ (phèn chua, formal, histamine).

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Trong nội dung bài này, chúng ta chủ yếu nói về ngộ độc thực phẩm do nguyên nhân vi sinh vật. Các triệu chứng thường thấy trong ngộ độc thực phẩm: ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi và thiếu năng lượng, chán ăn, đau cơ, ớn lạnh.

Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm

Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, tự kiểm soát tình trạng ngộ độc thực phẩm bằng các biện pháp: để cho dạ dày được nghỉ, không nên ăn uống trong vài giờ. Hãy thử uống từng ngụm nước nhỏ. Có thể húp nước canh hoặc uống nước thể thao không chứa caffein. Khi bắt đầu ăn uống lại, nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm. Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến cơ thể yếu đi và mệt mỏi.

Sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu.

Việc bổ sung nước sau khi ngộ độc là rất quan trọng. Khi bị ngộ độc thực phẩm, thường bị nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể mất nước rất nhiều, từ đó mất cân bằng điện giải.

Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa nên được sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm do ruột thường rất yếu. Chọn những món ăn dễ tiêu hóa để ruột tránh làm việc quá sức. Một số món ăn dễ tiêu hóa như: cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm...

Việc bổ sung thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Sữa chua chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi hoặc có dấu hiệu nặng lên thì cần tới ngay cơ sở y tế để được điều trị thích hợp.

Làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm?

Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, cần vệ sinh sạch sẽ bằng cách giữ các bề mặt và đồ dùng trong nhà sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi xử lý thức ăn sống và trước khi chạm vào đồ ăn chín.

Không chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Tránh để bất kỳ vết loét hoặc vết cắt trên tay chạm vào thực phẩm. Thường xuyên thay khăn lau và khăn ăn.

Nấu chín thực phẩm, đặc biệt là thịt. Nhiệt độ cao sẽ giết vi khuẩn. Thực phẩm phải được nấu chín kỹ ở bên trong. Khi hâm nóng thức ăn, cần đảm bảo phần bên trong cũng được hâm đủ nóng. Đừng hâm nóng thực phẩm nhiều lần.

Thực phẩm cần phải được ướp lạnh hoặc làm lạnh (nếu có thể). Khi thức ăn bị để ra ngoài tủ lạnh, vi trùng có thể nhân lên đến mức có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Để tránh lây nhiễm chéo, cần làm sạch bề mặt dụng cụ làm bếp bằng nước nóng, xà phòng trước khi bắt đầu sơ chế thức ăn như thịt gia súc hoặc thịt gia cầm sống. Có thể sử dụng thuốc xịt sát trùng và lau với vải sạch ẩm.

Lau dọn ngay những vết thức ăn tràn ra ngoài trong khi nấu. Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào thức ăn sống để tránh lây sang thức ăn khác. Phân loại chỗ bảo quản các loại thịt sống và thức ăn chín.

Sử dụng thớt riêng cho thực phẩm sống và thức ăn chín. Rửa kỹ dao và các dụng cụ khác để chế biến thực phẩm thô. Thường xuyên giặt khăn lau chén đĩa và dùng khăn tay riêng để lau khô tay. Giặt hoặc thay các loại khăn nhà bếp, miếng rửa bát thường xuyên vì chúng là nơi trú ẩn và là ổ sản sinh mầm bệnh.

Dẫn theo: quangninhcdc.vn

http://www.quangninhcdc.vn/kiem-soat-dich-benh/an-toan-ve-sinh-thuc-pham/canh-giac-cao-voi-ngo-doc-thuc-pham.15510.html



Các tin liên quan:
  Cảnh báo về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi thu hồi sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguy cơ làm tổn thương thận
  Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus"
  Thông tin về khí Nitơ Oxit (N2O)
  Thu hồi toàn quốc lô kem dưỡng trắng da, chống nắng không đạt chất lượng
  Thông tin về một số ma túy dưới lớp vỏ bọc là thực phẩm chức năng có nhãn hiệu “Lazarus Naturals Full Spectrum CBD TINCTURE” và “Lazarus Naturals RELIEF + RECOVERY CBD MUSCLE GEL"
  Công an Thanh Hóa cảnh báo về loại ma túy giống nước giải khát
  Cảnh báo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe REISHI KIDS® PROTECT quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
  Cảnh báo: Về việc sử dụng giấy tờ giả mạo để quảng cáo bán sản phẩm THYROID MEDICATION
  Cảnh báo các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NMN quattro liquid 15000 và PREMIUM houttuynia cordata extract drink quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
  Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè và mùa bão, lụt
  Thông tin cảnh báo giả mạo, tự xưng bác sỹ, dược sỹ, lương y, nhân viên y tế tư vấn bệnh và bán thực phẩm chức năng
  CẢNH BÁO Về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lady quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
  CẢNH BÁO Về việc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên sủi An thần được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
  Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm do ăn so biển
  Vi khuẩn Clostridium botulinum và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố của Clostridium botulinum gây ra
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin