Thứ bẩy, ngày 20/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1543678
Đang Online: 898
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Thịt cóc - 'thần dược' chống còi xương hay nguy hiểm chết người?

22/07/2019 02:09 PM
Nhiều người nhập viện vì ngộ độc do ăn thịt cóc. Đây có phải siêu thực phẩm như chúng ta mong đợi?

Thịt cóc chứa lượng đạm và kẽm cao hơn...?

Thịt bò
Thịt lợn
Cả hai loại thịt trên

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao hơn các loại thịt khác như bò, lợn nên rất tốt cho người già, trẻ em. Tuy nhiên, thịt cóc chứa chất độc, không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chất độc nào có trong một số bộ phận của cóc gây chết người?

Bufotoxine
Axit Xyanic
Botulium

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết một số bộ phận của con cóc chứa bufotoxine, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.

Bộ phận nào của cóc chứa chất độc bufotoxine?

Thịt
Mỡ
Buồng trứng

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ăn thịt, mỡ cóc an toàn. Tuy nhiên, nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), gan và buồng trứng có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine.

Thịt cóc là "thần dược" chữa còi xương, suy dinh dưỡng cho trẻ?

Đúng
Sai

BS Dương Công Minh cho hay dựa trên Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam của Viện Dinh dưỡng công bố năm 2007, thịt cóc không phải "thần dược" chữa còi xương và biếng ăn cho trẻ.

Nếu bạn bị ngộc độc, triệu chứng xuất hiện sau bao lâu?

15-30 phút
30-45 phút
60-120 phút

TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc Thực phẩm, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cho hay triệu chứng ngộ độc do ăn thịt cóc có thể xuất hiện 60-120 phút sau khi tiêu thụ (sớm hơn nếu uống rượu, bia).

Biểu hiện khi ngộ độc do thịt cóc?

Chướng bụng, đau trên rốn, nôn mửa, trụy tim mạch
Ho khan, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy
Tụt huyết áp, mất kiểm soát hành vi, ù tai, nôn mửa

Biểu hiện của người bệnh khi ngộ độc thịt cóc là chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh. Ở diễn biến tiếp theo, nạn nhân có thể rơi vào tình trạng trụy tim mạch, rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim, bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp.

Nhựa cóc bắn dính trực tiếp có thể gây....

Đau mắt đỏ
Niêm mạc mắt bỏng rát, phù nề
Hoại tử mắt

Nếu nhựa cóc bắn dính trực tiếp, chúng hấp thu qua da, gây dị ứng, niêm mạc mắt bỏng rát và phù nề.

Người dân nên làm thịt cóc theo quy trình nào?

Chặt 4 chân, lột da, khoét bỏ hậu môn, ruột, rửa dưới vòi nước sạch
Cắt bỏ đầu dưới 2 tuyến mang tai, chặt chân, lột da, khoét bỏ hậu môn, ruột, gan, trứng, rửa dưới vòi nước sạch, chỉ lấy thịt, xương
Cắt bỏ đầu trên 2 tuyến mang tai, chặt chân, lột da, bỏ hậu môn, ruột, gan trứng, rửa dưới vòi nước sạch, chỉ lấy thịt, xương

Người dân nên làm thịt cóc theo đúng quy trình: Cắt bỏ đầu dưới 2 tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch, chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm.

Tuệ Anh

 



Các tin liên quan:
  Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
  Ban hành bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và đáp án trả lời 2024
  8 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ
  Lý do không nên vắt chanh vào bún, phở đang nóng
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin