Thứ sáu, ngày 29/3/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1518494
Đang Online: 629
Trang chủ > Kiến thức ATTP

Các xét nghiệm cần thiết khi khám sức khỏe định kỳ

13/05/2019 09:27 AM
(CCATVSTPQN) - Theo khuyến cáo của các chuyên gia, rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể ngăn ngừa biến chứng hoặc điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ngay từ giai đoạn sớm. Bởi vậy, việc khám sức khỏe định kỳ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều người vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này.

Lấy máu xét nghiệm cho người đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

 

Theo bác sĩ Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đôi khi cơ thể chúng ta trông có vẻ khỏe mạnh, nhưng vẫn có thể tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật từ bên trong. Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát bệnh; bảo trì sức khỏe hàng năm; kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tránh các biến chứng do bệnh gây ra; điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp hơn để phòng bệnh, nâng cao tuổi thọ... Việc khám sức khỏe định kỳ còn là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý, đặc biệt với những bệnh nan y như tiểu đường, ung thư, suy thận, tim mạch... Việc phát hiện bệnh sớm ngay từ khi mới khởi phát sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội điều trị bệnh hơn. Bởi vậy, cứ 6 tháng một lần bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe vẫn bình thường.

Điều mà nhiều người khi đi khám sức khỏe định kỳ cảm thấy hoang mang là không biết những xét nghiệm nào là cần thiết, trong khi đó, theo Luật BHYT, khám sức khoẻ định kỳ không thuộc danh mục được thanh toán BHYT. Bác sĩ Bùi Thị Nguyệt Ánh, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Có rất nhiều nhóm bệnh khác nhau nên việc tầm soát và thăm dò không thể nào đảm bảo 100%, chỉ giới hạn trong những bệnh thông thường và nguy hiểm nhất. Một lần đi khám không thể làm tất cả các xét nghiệm sàng lọc tất cả các bệnh mà tuỳ vào từng nhóm đối tượng, bác sĩ sẽ tư vấn các xét nghiệm khác nhau”.

Kiểm tra nhịp tim nhằm phát hiện bệnh lý về tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

 

Cũng theo bác sĩ Ánh: Thông thường, ở các nhóm đều có những xét nghiệm cần thiết nên thực hiện như: Kiểm tra các thông số chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao; kiểm tra thị lực; khám lâm sàng; xét nghiệm máu: Công thức máu, đường máu, mỡ trong máu, chức năng gan (men gan), chức năng thận, viêm gan siêu vi B; tổng phân tích nước tiểu; chụp XQ phổi; siêu âm bụng tổng quát; đo điện tâm đồ... Tùy thuộc vào kết quả của những xét nghiệm trên, các bác sĩ sẽ tiếp tục tư vấn cho bạn những xét nghiệm cần thiết, để xác định chẩn đoán chính xác những bệnh lý nghi ngờ.

Ngoài ra với các nhóm khác nhau, bác sĩ còn tư vấn những xét nghiệm cần thiết khác như: Trẻ sơ sinh nên khám sàng lọc bệnh lý bất thường về rối loạn chuyển hoá, về gen; với trẻ nhi được tư vấn khám về dinh dưỡng... Ở lứa tuổi từ 20-30 nên khám và làm xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan A, B, C, giang mai, bệnh lậu; kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và chức năng sinh sản ở nam và nữ... Ở tuổi từ 30-40 nên khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, gút, tiểu đường; đo mật độ loãng xương, khám phụ khoa đối với nữkiểm tra chức năng gan, phổi nếu uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên với nam...

Chuẩn bị chụp X-Quang cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bãi Cháy.

 

Còn ở lứa tuổi từ 40-60: Nên làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh về ung thư. Phụ nữ khám sức khỏe tổng quát giúp phát hiện sớm triệu chứng của các bệnh lý như: Viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung... (ngày nay, ung thư tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm). Với nam giới các xét nghiệm tầm soát sớm giúp phát hiện nguy cơ ung thư phổi, dạ dày, gan; ung thư tuyến tiền liệt...

Hiện nay, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa chấp hành về khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động được quy định trong Luật Lao động số 10/2012/QH13. Thực tế ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhiều năm nay cho thấy, người dân vẫn chưa quan tâm đến khám sức khoẻ định kỳ; bởi vậy mà rất nhiều bệnh liên quan đến ung thư, tim mạch... chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, vấn đề này cần được tuyên truyền sâu rộng hơn trong nhân dân và phải được các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ hàng năm ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

Thu Nguyệt (baoquangninh.vn)

 



Các tin liên quan:
  8 cách loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây, rau củ
  Lý do không nên vắt chanh vào bún, phở đang nóng
  Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày
  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm
  BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  Thực hư chuyện "ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt khiến trẻ dậy thì sớm"
  Lưu ý khi chọn bánh trung thu để không mua phải hàng giả
  Ai không nên uống nước lạnh trong ngày nắng nóng?
  Dùng chất làm ngọt aspartame ra sao để an toàn?
  Những thực phẩm mùa hè giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan
  Rau củ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?
  Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
  Lầm tưởng về dinh dưỡng khiến bạn khó giảm cân
  Ăn măng cụt xanh cần loại bỏ 2 bộ phận có thể gây độc
  Lời khuyên khi mua hàng trực tuyến đối với thực phẩm có nguy cơ cao
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin