Thứ sáu, ngày 19/4/2024 Hotline: 0981 815 815
New Page 1
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập: 1542982
Đang Online: 210
Trang chủ > Tin tức - sự kiện

Không đạt GMP, hơn 3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng sắp sửa phải đóng cửa

30/07/2018 09:25 AM
(CCATVSTPQN) - Hiện cả nước có khoảng trên 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên ước tính đến 1-7-2019 (tức 1 năm nữa), khả năng chỉ có trên dưới 300 cơ sở đạt đủ điều kiện GMP để tiếp tục được hoạt động.

Sáng nay, 22-7, nhân dịp cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu “thực hành sản xuất tốt” (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cơ sở đầu tiên trong cả nước, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã trả lời báo chí về vấn đề này.

Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong (bên phải) trao giấy chứng nhận đạt GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Công ty CP dược phẩm Gia Nguyễn.

Theo Nghị định 15 của Chính phủ, từ 1-7-2019 tới đây, tất cả những cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP sẽ không được tiếp tục sản xuất. Xin ông cho biết tỷ lệ cơ sở đang sản xuất có thể đạt GMP là bao nhiêu?

PGS.TS Nguyễn Thanh Phong:

Ngày 2-2-2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1-7-2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP.

Trước đây, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.

Nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi trong khi nhưng cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… là đã sản xuất thực phẩm chức năng và đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng không biết đâu mà lần.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nếu chúng ta áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn GMP thì chúng tôi ước tính, số lượng cơ sở đủ điều kiện chỉ vào khoảng trên dưới 300 cơ sở.

Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1-7-2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.

Điều này sẽ gây ra xáo trộn như thế nào đến thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta, thưa ông?

Đúng là cũng có nhiều ý kiến đặt ra rằng nếu áp dụng tiêu chuẩn GMP với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì số cơ sở sản xuất sẽ giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

Tuy nhiên chúng tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta không lo thiếu thực phẩm chức năng mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng và loại bớt các sản phẩm được sản xuất bởi các cơ sở không đảm bảo chất lượng, điều kiện quy định.

Vấn đề nữa cần phải nói đến là, sau khi được cấp chứng nhận GMP, công suất sản xuất của các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều. Bởi hiện nay, chính các cơ sở này tuy được đầu tư lớn, dây chuyền hiện đại nhưng cũng chưa sản xuất hết công suất bởi chịu sự cạnh tranh không bình đẳng từ các cơ sở nhỏ lẻ, không đạt tiêu chí GMP.

Với những cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP sẽ không được sản xuất nữa. Khi đó các sản phẩm của các cơ sở này nếu còn có nhu cầu của thị trường, còn nhu cầu sản xuất thì có thể đưa vào các nhà máy được chứng nhận GMP để sản xuất. Khi đó lượng sản phẩm sẽ tăng lên và quan trọng nhất là được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.

Lãnh đạo Cục ATTP kiểm tra khu vực đóng gói tại nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty CP Dược phẩm Gia Nguyễn

Vậy các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đảm bảo các tiêu chí như thế nào?

Yêu cầu GMP đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm…

Thứ hai là yếu tố về con người, trong đó người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Điểm nữa là quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu.

Xin cảm ơn ông!

Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên cả nước được cấp chứng nhận GMP

Sáng 22-7, tại Khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), Cục ATTP – Bộ Y tế đã trao giấy chứng nhận đạt yêu cầu “thực hành sản xuất tốt” (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Công ty Cổ phần dược phẩm Gia Nguyễn. Đây cũng chính là cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên trong cả nước được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn GMP.

Công ty CP Dược phẩm Gia Nguyễn được thành lập vào năm 2010, chính thức đi vào sản xuất từ năm 2012. Phát biểu tại buổi lễ trao giấy chứng nhận GMP cho Công ty này, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết, hiện có rất nhiều công ty sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác cũng đã đủ điều kiện được cấp chứng nhận GMP. Cục ATTP đang khẩn trương thẩm định, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính để cấp cho các cơ sở, tiến tới loại bỏ các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện, chất lượng.

Duy Tiến (ghi)

 



Các tin liên quan:
  Quảng Ninh phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
  Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh
  Quảng Ninh: HĐND Tỉnh giám sát An toàn thực phẩm từ năm 2021 đến nay
  Giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y tế từ năm 2021 đến nay
  Giám sát công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Móng Cái, Hải Hà
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với huyện Bình Liêu, Ba Chẽ
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với TX Đông Triều, TX Quảng Yên
  Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với TP Cẩm Phả, Hạ Long
  Lễ công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam, dự án ODA "Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị An toàn thực phẩm tại Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ
  Quảng Ninh: Giám sát bảo đảm ATTP tại địa phương có tổ chức Lễ hội Xuân năm 2024
  Đoàn liên ngành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024
  Quảng Ninh: Bảo đảm An toàn thực phẩm phục vụ Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập TP Hạ Long
  Hội nghị tập huấn, hướng dẫn bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực y tế và phòng chống ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể năm 2023
  Quảng Ninh: Bảo đảm công tác y tế tại “Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2023”
  Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhăm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Tìm kiếm thông tin
Hình ảnh hoạt động
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế Quảng Ninh
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà liên cơ quan số 3, P. Hồng Hà, TP Hạ Lọng, Quảng NInh
Điện thoại: 0203.3 611 043; Fax: 0203 3611044; Email: ccvsattp@quangninh.gov.vn Giấy phép của Sở Thông tin truyền thông số 05/GPTTĐT-STTTT ngày 31/01/2024
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Phú Nhuận - Chi cục trưởng. Email:nguyenphunhuan@quangninh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ninh hoặc www.antoanthucphamquangninh.vn khi phát hành lại thông tin